Bí quyết nuôi gà Quý Phi bỏ túi hàng trăm triệu
Quý Phi là giống gà quý có nguồn gốc từ châu Âu nhưng lại rất thích hợp với khí hậu Việt Nam, có thể vừa nuôi lấy thịt vừa có thể làm cảnh. Việc chăm sóc gà Quý Phi cũng rất đơn giản, “làm chơi mà ăn thật”.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Kim Duyên ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là người đầu tiên mang giống gà Quý Phi lên miền Tây Bắc. Bà Duyên cho biết: “Ưu điểm của gà Quý Phi là sức tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với đặc điểm khí hậu miền Bắc. Tuy nhiên, lúc mới nở, gà con hay bị chết, cần chú ý khẩu phần ăn, giữ ấm, thay đổi nhiệt độ theo mùa”.
Gà Quý Phi đẹp mã nên được dân sành chơi nuôi làm cảnh. Ngoài bộ lông ba màu đen, trắng, biếc luôn bồng lên như cái nón, gà Quý Phi làm cảnh phải có mào thẳng đứng, trông như quả phật thủ, mắt hồng. Tùy thuộc vào độ lớn của chiếc mào, mỗi con gà cảnh có giá từ 800.000 đồng đến 3 triệu đồng. Gà đẹp thường có 6 cựa trở lên, sắc và nhọn. Những con Quý Phi 8 cựa thuộc loại hiếm có giá lên tới cả chục triệu đồng.
Bà Duyên cho biết, để có gà cảnh, cần nuôi nhốt riêng, không cho gà đạp mái để giữ nguyên màu lông. Trung bình đàn gà 100 con sẽ có 2 – 3 con đẹp mã để làm cảnh. Hiện tại, trại của bà Duyên đang có khoảng vài trăm gà Quý Phi đẻ, đợt cao điểm cho hàng trăm trứng mỗi ngày. Trứng gà, bà để ấp bán gà giống với giá 45.000 đồng/con. Tính ra, mỗi tháng bà Duyên thu về hàng chục triệu đồng. “Ngoài ra, giá bán gà thương phẩm từ 300.000 đến 500.000 đồng/con, mỗi năm tôi xuất cho các đầu mối lớn trong và ngoài tỉnh cũng lên đến hàng nghìn con, thu về không dưới 100 triệu đồng” – bà Duyên hồ hởi khoe.
Theo tính toán của bà Duyên, chi phí thuốc và cám cho một con gà từ lúc mới nở đến khi xuất chuồng khoảng 100 nghìn đồng. “Khẩu phần thức ăn của gà chỉ cần 30 – 40% là thóc, còn lại cho ăn cây chuối và rau xanh, vừa giảm chi phí lại tăng độ thơm ngon cho thịt. Như vậy, một con gà xuất chuồng có khối lượng từ 1,3 – 1,5 kg với giá 250.000 đồng/kg, người chăn nuôi sẽ có lãi”.
Gà Quý Phi là giống vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc. Thời gian tới, bà Duyên dự kiến sẽ mở rộng diện tích chăn nuôi, tạo “vệ tinh” ở các tỉnh lân cận cung cấp giống cũng như gà thương phẩm ra thị trường….
Gà Quý Phi là cho thịt rất ngọt, thơm ngon. Gà mái nuôi tới khi đẻ trứng là 6,5 đến 7 tháng. Mỗi năm gà mái đẻ từ 150 đến 170 trứng, tùy vào chế độ chăm sóc. Giai đoạn gà đẻ, gà mái có trọng lượng khoảng 1,3 tới 1,5 kg, gà trống nặng từ 1,7 đến 2kg.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi loài gà quý này, bà Duyên cho biết: Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nền chuồng phải bằng phẳng để tiện cho công tác vệ sinh, chất độn chuồng bằng mùn cưa hoặc phôi bao phải qua phun khử trùng, nuôi xa khu dân cư nếu có điều kiện.
Ngoài ra, dụng cụ chuồng nuôi như lồng và dụng cụ nuôi phải được rửa sạch sẽ, phải phun sát trùng trước khi thả gà vào nuôi. Lồng úp thường cao từ 70 đến 90cm, rộng tùy theo số lượng gà trong ô úp.
Cùng chuyên mục:
- Kỹ thuật nuôi gà tre
- Kỹ thuật chăn nuôi gà mía lai
- Biện pháp trống nóng cho gà đông tảo
- Gà đồi Yên Thế bán ở đâu
- Gà tươi mạnh hoạch là gì? được chế biến từ loại gà nào?
- Khách nài nỉ đặt chục triệu đồng buộc chân gà Đông Tảo
- Bí quyết nuôi gà Quý Phi bỏ túi hàng trăm triệu
- Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng
- Bí quyết thành công nuôi Gà đông tảo
- Kỹ thuật chăn nuôi gà H’Mông
- Chân gà Đông Tảo giá 500.000 đồng/chiếc
- Gà Đông Tảo nằm lò sưởi, rửa chân nước muối… chờ Tết
- Kỹ thuật nuôi gà ác
- Làm giàu từ nuôi gà Đông Tảo không phải ở Hưng Yên
- Gà đồi Yên Thế mua ở đâu, siêu thị nào?